Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Các triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em

Thời tiết thay đổi dẫn đến tình trạng viêm da dị ứng xảy ra ở nhiều người, đặc biệt là ở trẻ em. Bệnh này nói nặng không nặng mà nhẹ cũng không phải nhẹ. Mẹ hãy chú ý các triệu chứng của bệnh dị ứng viêm da sau để chăm sóc bé tốt nhất.

Triệu chứng bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em

Triệu chứng viêm da dị ứng ở trẻ em được chia làm 3 giai đoạn với các biểu hiện khác nhau

-Giai đoạn cấp tính: Triệu chứng viêm da dị ứng ban đầu là xuất hiện các mụn nước, mọc thành từng đám, vùng da xung quanh bị đỏ, phù nề, chảy nước và có cảm giác ngứa
-Giai đoạn bán cấp: Vùng tổn thương da ít phù hơn, các nốt mụn bắt đầu khô lại. Cảm giác ngứa đỡ hơn.
-Giai đoạn mãn tính: Đây là triệu chứng viêm da dị ứng cuối cùng: da dày, bong vảy, nhưng vẫn còn ngứa.



Làm sao để chăm sóc viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ?

Một số biện pháp chăm sóc viêm da dị ứng trẻ nhỏ tại nhà giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, bớt ngứa, mau lành và quan trọng nhất là tránh cách biến chứng nguy hiểm xảy ra.

- Làm sạch da: Trẻ cần được vệ sinh thân thể hàng ngày. Riêng vùng da bị tổn thương phải ngâm trong nước ấm từ 15 – 20 phút. Sau đó, mẹ lau mình cho bé và thấm nhẹ nhàng khăn vào vùng da bị tổn thương ( không lau mạnh tay để tránh trầy xước ). Ngay lập tức bôi chất ẩm khi nước chưa kịp bay hơi để ngăn cản tình trạng hơi nước bốc lên làm khô da. Một ngày mẹ nên làm việc này từ 1 – 3 lần tùy theo mức độ nặng – nhẹ của bệnh
- Sử dụng chất làm ẩm: Chữa viêm da dị ứng ở trẻ em không thể thiếu các chất làm ẩm dạng dung dịch, dầu hoặc kem theo sự tư vấn của bác sĩ. Đây là cách điều trị trực tiếp vùng da bị viêm. Khi trẻ bị viêm da dị ứng vào mùa đông thì bố mẹ nên dùng thuốc mỡ, do trong thành phần có chứa ít tá dược, có tác dụng kết dính nhiều hơn.
- Giảm ngứa và kích ứng cho bé: Khi trẻ đang thức bố mẹ nên trông chừng, nhắc nhở khi trẻ chuẩn bị gãi, vì gãi sẽ làm vùng da bị viêm tổn thương nặng nề hơn. Khi đi ngủ, bố mẹ có thể đeo bao tay, đi tất ( vớ ) cho bé để bé không theo bản năng mà gãi. Chọn quần áo thấm mồ hôi, duy trì nhiệt độ phòng ở mức mát mẻ, không cho trẻ ăn thức ăn dị ứng, không chơi dưới đất và không chơi với thú cưng hoặc thú nhồi bông những việc bố mẹ nên làm.
- Không được tự ý mua và bôi thuốc kháng viêm, kháng sinh cho bé, bố mẹ chỉ được dùng các loại thuốc này theo chỉ định của bác sĩ. Khi trẻ có dấu hiệu sốt, ngứa nhiều không ngủ được, vùng da trở nên đỏ hơn và chảy máu, có mủ, đóng vảy màu vàng, hoặc viêm da dị ứng ở trẻ khôg hết sau 1 tuần thì trẻ cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Ngoài những cách chăm sóc bên ngoài, trẻ bị viêm da dị ứng cần phải được đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng. Các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh chỉ nên được sử dụng khi tình trạng dị ứng càng trầm trọng, còn đối với các triệu chứng viêm da dị ứng ở trẻ em thông thường có thể điều trị tại nhà, chăm sóc và sinh hoạt hợp lý bệnh sẽ tự khỏi.
Mẹ hãy chú ý để bé có một sức khỏe tốt nhất nhé!

 Xem thêm: 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét