Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Làm sao để trẻ hiếu động hết biếng ăn?

Mỗi trẻ nhỏ lại có một tính cách khác nhau. Đối với những đứa trẻ hiếu động chúng thích khám phá và chơi đùa hơn là ăn uống. Vậy bí quyết nào giúp mẹ cải thiện được tình hình này của trẻ đây? Mẹ tham khảo ngay những điều sau:

Chuyện ăn của trẻ hiếu động

Các nghiên cứu cho thấy: trẻ hiếu động thường rất “lanh”, ham học hỏi, ham khám phá vì vậy chúng thường thông minh và hiểu biết nhiều hơn những đứa trẻ cùng trang lứa.
Tuy nhiên, cũng vì quá hiếu động mà thông thường những trẻ này ăn rất nhanh và rất ít. Chúng chỉ muốn rời khỏi bàn ăn để được đi chơi. Thậm chí, ngay trong thời kỳ nhũ nhi, trẻ có thể dừng bú nếu nhìn hay nghe thấy một điều thú vị nào đó. Khi lớn lên, nhiều trẻ còn biến thức ăn thành đồ chơi bằng cách ném thức ăn, bát đĩa, chén muỗng.
Lúc này, cha mẹ sẽ rất vất vả để trẻ có thể ăn uống bình thường. Để dụ bé ăn, nhiều cha mẹ đã nghĩ ra các trò chơi để thu hút trẻ, thậm chí là đi rong. Thế nhưng, việc này không những không giúp cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ mà còn khiến trẻ ăn uống thụ động, không có cảm giác thèm ăn. Và cha mẹ sẽ mãi mãi phải ép trẻ ăn theo cách này.



Bí quyết giúp trẻ hiếu động ăn ngon

Trẻ có thói quen ăn ít, ăn kéo dài có thể gặp vấn đề về giấc ngủ, ngủ không ngon, hay nổi nóng và không thuần tính. Vì thế, để giúp trẻ hiếu động hết biếng ăn, các chuyên gia khuyên rằng:

Cha mẹ cần tập cho trẻ ngồi ăn ở bàn cùng gia đình trong suốt bữa ăn, cho trẻ tự xúc ăn và chọn các món ăn trẻ thích. Không ép trẻ ăn nhưng cần nghiêm khắc, không cho trẻ vừa chơi hay vừa xem tivi vừa ăn. Bữa ăn cho trẻ cũng không nên kéo dài quá 30 phút.
Cha mẹ cần giúp trẻ nhận biết cảm giác đói – no bằng cách cho trẻ ăn đúng giờ, không cho trẻ ăn vặt sát với các bữa ăn; nên chia nhỏ phần ăn của trẻ và để trẻ ăn lần lượt từng phần thay vì để trẻ ăn tất cả khẩu phần ăn một lúc.
Do trẻ hiếu động rất tò mò nên cha mẹ có thể thay đổi thực đơn, cách chế biến cũng như cách trang trí món ăn để thu hút trẻ tập trung vào bữa ăn. Từ đó, góp phần thay đổi thói quen ăn uống “vô tổ chức” của trẻ.
Quan trọng hơn, cha mẹ cần bổ sung các vi chất quan trọng như Kẽm và Selen nguồn gốc thực vật, L-lysin, Taurin, … cho sự phát triển của trẻ. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng, Kẽm và Selen nguồn gốc thực vật là hai vi chất cần thiết để gia tăng chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng, giúp trẻ ăn ngon miệng và làm tăng tốc độ phát triển chiều cao của trẻ thấp còi. L-Lysine giúp trẻ hình thành và hoàn thiện hệ thần kinh, tăng cường hấp thu, gia tăng chuyển hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng và hấp thu tối đa dưỡng chất để trẻ phát triển toàn diện cả về trí tuệ và tầm vóc. Còn Taurin là một loại acid amin đặc biệt không chỉ tốt cho hệ thần kinh, giúp mắt sáng mà còn tăng cường chức năng tiêu hóa và hấp thu các chất béo cho cơ thể.

Xem thêm: 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét