Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2015

Dinh dưỡng trị mụn bọc


Những chiếc mụn bọc đáng ghét làm bạn mất tự tin ư? Đừng dại mà nặn chúng nhé, hãy thử áo dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý để trị chúng xem sao?

Acid béo

 Các acid béo như: omega-3, omega-6 và omega-9 là những acid thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nồng độ androgen, ngăn ngừa sự dư thừa bã nhờn ở lỗ chân lông và tuyến nang lông, giúp giảm thiểu nguyên nhân gây ra mụn. Chế độ ăn uống của chúng ta thường có khuynh hướng giàu acid béo omega-6, tuy nhiên, quá nhiều omega-6 lại có hại cho cơ thể, vì vậy cần tăng cường acid béo omega-3 và omega-9. Những acid này có thể tìm thấy trong các loại cá biển, dầu mè, dầu nành, dầu ô-liu, trứng, sữa…



Bổ sung kẽm

Kẽm giúp tuyến bã nhờn hoạt động điều độ. Nhờ đó, nang lông luôn được thông thoáng và sạch sẽ. Lúc này, không vi khuẩn nào có cơ hội tấn công vào da để hình thành mụn bọc. Bình thường, mỗi người chỉ cần khoảng 10 -15mg kẽm mỗi ngày. Đối với người bị mụn bọc, lượng kẽm cần bổ sung lên đến 30 -120mg. Ăn uống thường khó có thể đáp ứng nhu cầu cao về kẽm như vậy. Nhìn chung, kẽm an toàn cho da hơn kháng sinh vì nó không gây tác dụng phụ như khô da, sần… Bởi thế, bổ sung đủ kẽm cho cơ thể chính là cách trị mụn bọc tận gốc và không bị tái phát. Những  loại thức ăn có chứa nhiều kẽm như ngũ cốc, trứng, cá, cua, sò, hến, hàu… để đáp ứng nhu cầu về kẽm của cơ thể mỗi ngày.

Bổ sung Vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất cũng đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống giúp trị mụn bọc hiệu quả. Vitamin A được xem là chất quan trọng nhất trong việc trị mụn bọc ở những người thiếu hụt vi chất này, đồng thời cũng đóng vai trò khá lớn trong việc giảm quá trình sản xuất bã nhờn trên da. Vitamin B  là một vi chất chống ôxy hóa, có thể cải thiện sự lưu thông trong máu, giúp da được thông thoáng. Sự thiếu hụt vitamin B2, vitamin B3 và vitamin B6 được biết tới như nguyên nhân làm mụn bọc trầm trọng thêm và vitamin B5 thì lại giúp giảm mụn bọc một cách gián tiếp, do làm giảm căng thẳng. Vitamin E giúp cho da được mịn màng và khỏe mạnh. Vitamin P có thể giúp ngăn ngừa mụn bọc, thông qua những tác dụng chống khuẩn. Vitamin C là một vi chất chống oxy hóa khác, có những chức năng cải thiện và phục hồi những hư tổn trong mô và biểu bì. Crôm lại là một vi khoáng có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Chứng thèm ăn ngọt thường có liên quan đến việc thiếu hụt crôm, do đó sẽ có nhiều tác hại lên da. Những người bị nhiều mụn thường có lượng đường trong máu không ổn định. Đồng thời, crôm còn giúp giảm tỉ lệ nhiễm trùng trên da, giúp điều trị mụn bọc hiệu quả và dễ dàng hơn.

Chúc bạn luôn đẹp!

Xem thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét